Có nhiều lý do nên trang bị bộ cảm biến áp suất lốp (TPMS):
Thứ nhất, thiết bị này giúp kiểm soát và giữ được áp suất lốp xe luôn ở trạng thái tiêu chuẩn. Khi lốp xe quá mềm, diện tích tiếp xúc giữa lốp xe với mặt đường tăng, ma sát với mặt đường tăng dẫn nhiệt độ lốp cũng tăng. Ngoài ra khi lốp mềm thì lại gây phá hủy liên kết giữa các lớp bố, cũng như là cao su lốp và kết quả là nổ lốp.
Nếu áp suất trong lốp xe nhỏ hơn khoảng 0.40 đến 0.6 Bar so với áp suất lốp tiêu chuẩn trong thời gian dài thì tuổi thọ của lốp sẽ giảm từ 25-50%.
Ngược lại khi lốp quá căng, liên kết giữa các lớp sợi bố chịu lực kéo giãn lớn và lực này cực lớn tại chỗ lốp tiếp xúc với mặt đường hoặc khi chạy vào mặt đường lồi lõm, không bằng phẳng và gây ra nổ lốp xe. Khi áp suất cao hơn 25% so với tiêu chuẩn thì tuổi thọ lốp sẽ giảm tương ứng khoảng 15-20%.
Việc duy trì áp suất lốp chuẩn còn giúp tiết kiệm nhiên liệu. Lý do, áp suất lốp thấp làm tăng ma sát mặt đường gây tổn hao năng lượng. Cảm biến áp suất lốp giúp chúng ta theo dõi để giữ cho áp suất lốp luôn trong tình trạng tiêu chuẩn, tiết kiệm 1-3% tiêu hao nhiên liệu so với lốp non hơi.
Khi lốp quá căng, phản lực từ mặt đường tác động làm cho xe bị rung, khó kiểm soát vô lăng, nhất là khi chạy đường không bằng phẳng. Còn khi lốp mềm thì làm giảm tốc độ xe, khiến xe mất độ vọt.
Áp suất lốp các bánh xe không đều nhau cũng gây mất thăng bằng xe, nhất là những lúc phanh, gây mòn không đều giữa các lốp, đồng thời gây tác hại không nhỏ tới các bộ phận thuộc hệ thống treo.
Hiện nay, tùy vào tính năng và xuất xứ, giá một bộ cảm biến áp suất lốp dao động từ 1 - 4 triệu đồng, được sản xuất tại Trung Quốc, Malaysia hoặc Thái Lan…
Xem Thêm: Mazda CX5,New Mazda CX5